CÂU HỎI THÁNG 10 NĂM 2024

30/10/2024 15:35 View Count: 21

CÂU HỎI THÁNG 10 NĂM 2024

CÂU HỎI THÁNG 10 NĂM 2024

            Câu hỏi 1: Anh chị cho tôi hỏi? Người lao động có thời gian để tính trợ cấp thôi việc (sau khi trừ thời gian đã tham gia BHTN) dưới 01 tháng thì NSDLĐ có phải tính trả trợ cấp thôi việc không? Khi chấm dứt hợp đồng lao động với người lao động nước ngoài thì việc trả trợ cấp thôi việc được thực hiện như thế nào?

Trả lời: 

1. Người lao động có thời gian để tính trợ cấp thôi việc (sau khi trừ thời gian đã tham gia BHTN) dưới 01 tháng thì NSDLĐ có phải tính trả trợ cấp thôi việc không?

Theo quy định tại khoản 1 Điều 46 BLLĐ 2019 và điểm c khoản 3 Điều 8 Nghị định 145/2020/NÐ-CP thì thời gian làm việc để tính trợ cấp thôi việc được tính theo năm (đủ 12 tháng), trường hợp có tháng lẻ thì được làm tròn năm theo nguyên tắc tháng lẻ ít hơn hoặc bằng 06 tháng thì được tính là 1/2 năm, trên 06 tháng được tính bằng 01 năm; không quy định làm tròn năm từ ngày lẻ.

Do vậy, NSDLĐ không có trách nhiệm phải trả trợ cấp thôi việc khi NLĐ có thời gian để tính trợ cấp thôi việc (sau khi trừ thời gian đã tham gia BHTN) dưới 01 tháng.

2. Khi chấm dứt hợp đồng lao động với người lao động nước ngoài thì việc trả trợ cấp thôi việc được thực hiện như thế nào?

Việc chi trả trợ cấp thôi việc đối với người lao động khi chấm dứt hợp đồng lao động thực hiện theo quy định tại Điều 46 BLLĐ 2019 và Điều 8 Nghị định 145/2020/NÐ-CP. Theo đó, trường hợp người lao động là người nước ngoài làm việc tại Việt Nam bị trục xuất theo bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật, quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền tại khoản 5 Điều 34 BLLĐ 2019 và trường hợp giấy phép lao động hết hiệu lực đối với người lao động là người nước ngoài làm việc tại Việt Nam theo quy định tại khoản 12 Điều 34 BLLĐ 2019 thì không được NSDLĐ chi trả trợ cấp thôi việc khi chấm dứt hợp đồng lao động. Còn lại các trường hợp khác, người lao động nước ngoài vẫn có thể được hưởng trợ cấp thôi việc nếu đủ các điều kiện theo quy định của pháp luật, ví dụ: Thỏa thuận chấm dứt HĐLĐ, NLĐ đơn phương chấm dứt HĐLĐ đúng pháp luật…

Câu hỏi 2: Anh chị cho tôi hỏi? Điều kiện để đóng BHXH bắt buộc của người lao động nước ngoài là gì? Tỷ lệ đóng BHXH bắt buộc của người lao động nước ngoài hiện nay là bao nhiêu?

Trả lời:

1. Theo quy định tại khoản 1 Điều 2 Nghị định 143/2018/NĐ-CP, người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam để được đóng BHXH bắt buộc phải đáp ứng các điều kiện sau:

- Có giấy phép lao động hoặc chứng chỉ hành nghề hoặc giấy phép hành nghề do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp.

- Có hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động xác định thời hạn từ đủ 01 năm trở lên với người sử dụng lao động tại Việt Nam.

Tuy nhiên, nếu người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam đáp ứng các điều kiện trên mà thuộc các trường hợp sau thì vẫn không thuộc đối tượng đóng BHXH bắt buộc, cụ thể:

- Di chuyển trong nội bộ doanh nghiệp theo quy định tại khoản 1 Điều 3 Nghị định 11/2016/NĐ-CP, ngày 03/2/2016 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Bộ Luật lao động về lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam (nay là Nghị định 152/2020/NĐ-CP, ngày 30/12/2020 của Chính phủ quy định người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam và tuyển dụng, quản lý người lao động Việt Nam làm việc cho tổ chức, cá nhân nước ngoài tại Việt Nam gồm có:

+ Người lao động nước ngoài di chuyển trong nội bộ doanh nghiệp là nhà quản lý, giám đốc điều hành, chuyên gia và lao động kỹ thuật của một doanh nghiệp nước ngoài đã thành lập hiện diện thương mại trên lãnh thổ Việt Nam;

+ Người lao động di chuyển tạm thời trong nội bộ doanh nghiệp sang hiện diện thương mại trên lãnh thổ Việt Nam và đã được doanh nghiệp nước ngoài tuyển dụng trước đó ít nhất 12 tháng.

- Người lao động đã đủ tuổi nghỉ hưu theo quy định của pháp luật.

2. Tỷ lệ đóng BHXH bắt buộc của người lao động nước ngoài hiện nay là bao nhiêu?

Theo quy định tại Điều 3 Luật Việc làm 2013 và Điều 43 Luật Việc làm 2013, đối tượng áp dụng để được hưởng trợ cấp thất nghiệp là người lao động công dân Việt Nam từ đủ 15 tuổi trở lên có tham gia bảo hiểm thất nghiệp. Do đó, người lao động là người nước ngoài sẽ không thuộc đối tượng được tham gia bảo hiểm thất nghiệp.

Tỷ lệ đóng BHXH bắt buộc của người lao động nước ngoài hiện nay được quy định tại:

- Khoản 1 Điều 12 Nghị định 143/2018/NĐ-CP, ngày 15/10/2018 của Chính phủ quy định chi tiết Luật Bảo hiểm xã hội và Luật an toàn vệ sinh lao động về bảo hiểm xã hội bắt buộc đối với người lao động là công nhân nước ngoài làm việc tại Việt Nam

- Điều 18 Quy trình ban hành kèm theo Quyết định 595/QĐ-BHXH, ngày14/4/2017 của Bảo hiểm xã hội Việt Nam về ban hành quy trình thu bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm tai nạn lao động- bệnh nghề nghiệp; quản lý sổ bảo hiểm xã hội, thẻ bảo hiểm y tế.

- Điều 4 Nghị định 58/2020/NĐ-CP, ngày25/5/2020 của Chính phủ quy định mức đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc vào quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.

Theo đó, tổng tỷ lệ đóng BHXH bắt buộc là 30% (trong đó người lao động nước ngoài đóng 9,5% tiền lương, người sử dụng lao động đóng 20,5% quỹ tiền lương tháng đóng BHXH).

Tư vấn viên: Nguyễn Thị Bích Liên – Ban Chính sách-PL&QHLĐ

Câu 3: Anh chị cho tôi hỏi? Nguồn tài chính công đoàn cơ sở được sử dụng và phân phối cho các khoản mục chi tỷ lệ như thế nào?

Trả lời: Tại Điều 5, Quyết định 4290/QĐ-TLĐ ngày 01/3/2022 Quyết định ban hành quy định thu, chi, quản lý tài chính, tài sản tại công đoàn cơ sở nguồn chi nguồn tài chính công đoàn cơ sở được sử dụng và phân phối cho các khoản mục chi như sau:

1. Công đoàn cơ sở được sử dụng 75% số thu kinh phí công đoàn, 60% số thu đoàn phí công đoàn theo quy định của Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn và 100% tổng số thu khác của đơn vị theo quy định của pháp luật và Tổng Liên đoàn. (Tuy nhiên, theo Quyết định 8108/QĐ-TLĐ ngày 16/10/2023, Tổng Liên đoàn ban hành Quyết định về việc phân phối đoàn phí công đoàn cho các cấp công đoàn. Công đoàn cơ sở được sử dụng 70% số thu đoàn phí công đoàn; các công đoàn cấp trên được sử dụng 30% số thu đoàn phí công đoàn.

2. Phân bổ nguồn thu đoàn phí công đoàn công đoàn cơ sở được sử dụng cho các khoản, mục chi sau:

- Chi lương, phụ cấp cán bộ công đoàn chuyên trách và phụ cấp cán bộ công đoàn tối đa 45% nguồn thu đoàn phí công đoàn công đoàn cơ sở được sử dụng. Trong trường hợp thiếu, công đoàn cơ sở phải xem xét giảm đối tượng, mức chi phụ cấp cán bộ công đoàn cho phù hợp với nguồn tài chính được phân bổ.

- Chi thăm hỏi đoàn viên công đoàn tối thiểu 40% nguồn thu đoàn phí công đoàn công đoàn cơ sở được sử dụng.

- Chi khác tối đa 15% nguồn thu đoàn phí công đoàn công đoàn cơ sở được sử dụng.

3. Phân bổ nguồn thu kinh phí công đoàn công đoàn cơ sở được sử dụng cho các khoản, mục chi sau:

- Chi trực tiếp chăm lo, bảo vệ, đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn đoàn viên và người lao động tối thiểu 60% nguồn thu kinh phí công đoàn công đoàn cơ sở được sử dụng. Tại những đơn vị có quan hệ lao động phức tạp, công đoàn cơ sở dành tối thiểu 25% nguồn kinh phí của mục chi này để dự phòng cho hoạt động bảo vệ đoàn viên, người lao động; sau 2 năm liền kề không sử dụng có thể chuyển sang chi cho các nội dung thuộc mục chi này.

- Chi tuyên truyền, vận động đoàn viên và người lao động tối đa 25% nguồn thu kinh phí công đoàn công đoàn cơ sở được sử dụng.

- Chi quản lý hành chính tối đa 15% nguồn thu kinh phí công đoàn công đoàn cơ sở được sử dụng.

4. Các nội dung được quy định tỷ lệ chi tối đa nếu không chi hết bổ sung cho các nội dung chi có tỷ lệ tối thiểu.

5. Nguồn thu khác: công đoàn cơ sở quyết định việc phân bổ cho các khoản mục chi, mức chi và đối tượng công đoàn cơ sở được phép bổ sung ngoài các đối tượng đã được quy định theo Điều 6 của Quyết định này.

Câu 2: Anh/ chị cho tôi hỏi? việc quản lý, sử dụng tài chính công đoàn tích lũy cuối năm được sử dụng như thế nào? Phương thức đóng và quản lý tiền đoàn phí quy định cụ thể tại văn bản nào?

Trả lời: Tại Điều 12 và Điều 24 tại Quyết định 1908/QĐ-TLĐ ngày 19/12/2016 Quyết định v/v ban hành quy định về quản lý tài chính, tài sản công đoàn, thu, phân phối nguồn thu và thưởng, phạt thu, nộp tài chính công đoàn. Quy đnh phương thức đóng và quản lý tiền đoàn phí; việc quản lý, sử dụng tài chính công đoàn tích lũy như sau:

1. Việc quản lý, sử dụng tài chính công đoàn tích lũy cuối năm được sử dụng:

- Tài chính công đoàn tích lũy đến thời điểm 31/12 được chuyển sang năm sau để sử dụng.

- Các cấp công đoàn được sử dụng nguồn tài chính công đoàn tích lũy để đầu tư tài chính theo quy định của pháp luật, cấp vốn Điều lệ cho các đơn vị trực thuộc theo Quy chế tổ chc và quản lý tài chính doanh nghiệp công đoàn; Đầu tư XDCB, mua sắm và cân đối cho các yêu cầu chi của năm dự toán nhưng tối đa không quá 50% số dư tích lũy đến cuối năm trước (bao gồm cả số dư đầu tư tài chính, cấp vốn điều lệ, đầu tư XDCB lũy kế). Sử dụng tài chính công đoàn tích lũy đến cuối năm trước chi cho hoạt động thường xuyên và XDCB, mua sắm tài sản của năm tài chính phải đưa vào dự toán và phải được công đoàn cấp trên có thẩm quyền duyệt.

- Đối với tiền gửi ngân hàng, gi có kỳ hạn không tính định mức sử dụng nêu trên, việc chuyển tiền gửi không kỳ hạn sang tiền gửi có kỳ hạn tại ngân hàng do đơn vị có tiền gửi quyết định.

- Việc sử dụng tài chính công đoàn tích lũy để cấp vốn điều lệ, đầu tư XDCB, mua cổ phần theo quy định của Nhà nước, căn cứ theo quyết định của cấp có thẩm quyền ghi giảm nguồn tài chính công đoàn tích lũy của đơn vị khi kết thúc năm tài chính, đồng thời tăng nguồn vốn tương ứng và theo dõi, thanh quyết toán theo chế độ tài chính, kế toán của Nhà nước và quy định của Tổng Liên đoàn, đảm bảo tính minh bạch về quản lý nguồn kinh phí.

2. Phương thức đóng đoàn phí

a) Đoàn phí công đoàn do đoàn viên đóng trực tiếp hàng tháng cho tổ công đoàn, công đoàn bộ phận, công đoàn cơ sở thành viên, công đoàn cơ sở, nghiệp đoàn (theo phân cấp của công đoàn cơ sở, nghiệp đoàn).

b) Đoàn phí cônđoàn thu qua lương hàng tháng (tiền mặt hoặc chuyển khoản) sau khi có ý kiến thỏa thuận của đoàn viên. Trong trường hợp này, số thu đoàn phí công đoàn phải có xác nhận của phòng kế toán đơn vị và có danh sách chi tiết đoàn viên đóng đoàn phí.

c) Khuyến khích đoàn viên công đoàn, công đoàn cơ sở đổi mới phương thức thu, nộp đoàn phí công đoàn bng công nghệ hiện đại (thu qua tài khoản cá nhân, qua thẻ ATM...) trên cơ sở thỏa thuận, thống nhất giữa đoàn viên với công đoàn cơ sở và được công đoàn cấp trên trực tiếp đồng ý bng văn bản.

2. Quản lý tiền đoàn phí

Công đoàn cơ s, nghiệp đoàn được giao nhiệm vụ thu tiền đoàn phí do đoàn viên đóng phải mở sổ sách, ghi chép, phản ánh đầy đủ, kịp thời việc nộp tin đoàn phí hàng tháng của đoàn viên theo danh sách đoàn viên của đơn vị; bảo quản, lưu trữ sổ thu đoàn phí theo đúng quy định của luật kế toán; tổng hợp báo cáo quyết toán thu, chi tài chính với công đoàn cấp trên. Việc phân phối, sử dụng, quản lý tiền đoàn phí thực hiện theo quy định của Tổng Liên đoàn.

Tư vấn viên: Nguyễn Thị Quỳnh – Ban Tổ chức Kiểm tra

bn-current-user-online-portlet

Online : 3977
Total visited : 150679585